Chuyển đến nội dung chính

Các loại cạnh tranh hiện nay

 Cạnh tranh (competition) là yếu tố tồn tại xuyên suốt trong lịch sử phát triển của kinh tế và phổ biến trong mọi lĩnh vực hiện nay, cạnh tranh được định nghĩa như sau: Cạnh tranh là hành động đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành được sự tồn tại, giành được lợi nhuận, địa vị, các phần thưởng hay những thứ khác.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn 10 loại cạnh tranh theo 4 hình thức cạnh tranh phổ biến trong nền kinh tế hiện nay gồm:

  • Theo các chủ thể: Cạnh tranh giữa người bán và người mua, cạnh tranh người mua với người mua, cạnh tranh người bán với người bán.
  • Theo phạm vi kinh tế: Cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành.
  • Theo tính chất: Cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo và cạnh tranh độc quyền.
  • Theo thủ đoạn: Cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh.

1. Theo chủ thể tham gia các loại cạnh tranh chia thành 3 loại

cac-loai-canh-tranh-duoc-phan-theo-chu-the
Các loại cạnh tranh được phân theo chủ thể
  • Trước tiên, để hiểu hơn về các loại cạnh tranh trên thị trường, cần hiểu rõ thị trường là gì? 
  • Thị trường là nơi trao đổi hàng hóa dịch vụ, giữa người cung cấp các hàng hóa, dịch vụ, với những người có nhu cầu sử dụng chúng, việc trao đổi này dựa trên thời gian lao động cá biệt của từng loại sản phẩm. 
  • Người mua và người bán sẽ trao đổi dựa trên một vật ngang giá tương ứng với sản phẩm dịch vụ đó. 
  • Tóm lại, một nơi được xem là thị trường phải có đủ 3 yếu tố sau: Có người mua và người bán, có diễn ra hoạt động trao đổi, việc trao đổi dựa trên một vật ngang giá.

1.1. Cạnh tranh giữa người bán và người mua 

  • Người bán: Trên thị trường người bán là người cung cấp các hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu của thị trường. Người bán luôn muốn bán nhiều sản phẩm nhất với một mức giá cao nhất, nhưng việc này phụ thuộc rất lớn vào mức độ nhu cầu nhu cầu của người mua. Có những ngành nhu cầu của người mua rất lớn, buộc nhà nước phải đặt giá thấp nhất có thể (giá sàn) bán cho từng loại sản phẩm, để chống việc bán phá giá.
  • Người mua: Là những người có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Đặc điểm của người mua là luôn muốn mua nhiều sản phẩm nhất với giá thấp nhất. Nếu nhu cầu người mua quá cao, để chống việc giá sản phẩm được bán quá cao, nhà nước sẽ đặt mức giá tối đa có thể bán cho từng loại sản phẩm (giá trần).

Từ mối quan hệ giữa người bán và người mua, hình thành mối quan hệ giữa cung và cầu trên thị trường. Trên thị trường người bán sẽ bán hàng hóa với mức giá sẵn sàng bán và người mua sẽ mua hàng hóa với một mức giá chấp nhận mua. 

  • Mức giá sẽ tăng lên khi nhu cầu của thị trường tăng với lượng cung không đủ, ở trường hợp này người bán sẽ có lợi.
  • Mức giá sẽ không đổi, khi lượng cung và cầu trên thị trường ngang bằng nhau.
  • Mức giá giảm khi, lượng cung trên thị trường quá nhiều và thiếu hụt nhu cầu tiêu dùng sản phẩm.

1.2. Cạnh tranh giữa người bán với nhau

  • Bản chất: là sự cạnh tranh của các công ty hoạt động trong cùng một thị trường, cung cấp những sản phẩm tương tự như nhau và nhắm tới những khách hàng giống nhau..Thực ra việc cạnh tranh giữa người bán là chủ yếu về khách hàng, nguyên vật liệu, tài nguyên, nhân lực và marketing. Ở mỗi chu kỳ của sản phẩm mức độ cạnh tranh khác nhau.
  • Cạnh tranh về nguyên vật liệu, tài nguyên, nhân lực việc cạnh tranh này mang lại cho doanh nghiệp với nguyên vật liệu, nhân lực. Từ đó, tạo ra sản phẩm tốt hơn, đem lại nhiều lợi nhuận hơn.
  • Cạnh tranh về khách hàng, một trong những cách để tranh giành khách hàng hiệu quả, hay được sử dụng trong nền kinh tế là chiến lược giá thâm nhập, người bán sử dụng chiến lược thâm nhập sẽ hạ giá thấp để thâm nhập sâu vào thị trường tiếp cận với người dùng nhiều hơn, qua đó mở rộng thị phần.
  • Cạnh tranh về marketing, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ như hiện nay, việc tối ưu, hoàn thiện các sản phẩm của các doanh nghiệp rất tốt, các sản phẩm trên thị trường không có quá nhiều khác biệt. Vì thế, hầu hết hiện nay người bán đều sử dụng các chiến lược tiếp thị đưa sản phẩm tiếp cận đến khách hàng. 
  • Ví dụ: Samsung và Apple là hai thương hiệu cung cấp điện thoại hàng đầu hiện nay. Họ cạnh tranh với nhau về khách hàng, linh kiện điện thoại, mức độ hiện đại tính năng của sản phẩm, các chiến lược marketing,….

1.3. Cạnh tranh giữa người mua với nhau 

  • Bản chất: Là việc người mua tranh nhau sử dụng cùng một hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Mức độ cạnh tranh của người mua phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu về sản phẩm của họ.
  • Mức độ cạnh tranh cao khi người mua đều có cùng nhu cầu cấp thiết sử dụng hàng hóa, dịch vụ mà khi đó lượng cung hàng hóa, dịch vụ đó không cung cấp đủ cung cấp cho thị trường.
  • Mức độ cạnh tranh thấp khi thị trường cung cấp đủ cho thị trường và mức độ cần thiết của hàng hóa dịch vụ không quá cao, lúc này mức độ tranh chấp sử dụng hàng hóa, dịch vụ sẽ thấp.
  • Ví dụ: Sau dịch sinh viên quay trở lại trường để học tập, lúc này nhu cầu về thuê nhà trọ tăng lên rất cao, để có thể thuê được căn nhà mong muốn, các sinh viên phải cạnh tranh với nhau để có thể thuê được căn nhà phù hợp.
Xem tiếp các loại cạnh tranh: https://luanvan24.com/canh-tranh-la-gi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[BÁO GIÁ 2022] Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ, Cao Học | Uy tín

Báo giá Dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận văn cao học, luận văn tốt nghiệp uy tín, chất lượng, giá rẻ, bảo mật tuyệt đối tại Luậnvăn24 https://luanvan24.com/viet-thue-luan-van/

25 mẫu lời cảm ơn trong khóa luận tốt nghiệp XUẤT SẮC 2022 + Cách viết

Luận Văn 24 chọn lọc cho bạn 25+ mẫu lời cảm ơn trong khóa luận văn tốt nghiệp đạt điểm cao nhất 2022 kèm cách viết để giành trọn điểm! https://luanvan24.com/mau-loi-cam-on-khoa-luan/

40+ đề tài và mẫu luận văn thạc sĩ quản lý đất đai HOT nhất 2022

Bài viết cung cấp 40+ mẫu đề tài, đề cương cùng các mẫu luận văn thạc sĩ quản lý đất đai HOT nhất 2022! Tham khảo và download ngay! https://luanvan24.com/luan-van-thac-si-quan-ly-dat-dai/