Các loại nguồn gốc giai cấp
1. Nguồn gốc hình thành giai cấp vô sản
Nguồn gốc giai cấp vô sản, giai cấp vô sản được hình thành và phát triển, trong hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa.
- Nguồn gốc giai cấp vô sản: Vào những năm cuối thế kỷ XVIII, do sự phát triển của cuộc cách mạng lần thức nhất tại Anh, áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng, các nhà máy, xí nghiệp, đồn điển hình thành một các nhanh chóng. Các nông dân không có đất canh tác, hoặc bị bắt vào làm cho các xí nghiệp nhà máy, từ đó giai cấp vô sản ra đời.
(Giai cấp vô sản gồm công nhân, nông dân, tri thức,.. trong đó giai cấp công nhân là giai cấp đại diện cho giai cấp vô sản).
- Đời sống của giai cấp vô sản: Vì là giai cấp không có sở hữu về tư liệu sản xuất, nên đời sống của giai cấp vô sản mà đại diện là công nhân bị chèn ép rất nặng nề, làm công việc nặng nhọc nhưng tiền lương không được bao nhiêu, rất nhiều công nhân đã bỏ mạng lại các đồn điền, xí nghiệp. Nên mâu thuẫn giữa hai giai cấp này rất gay gắt.
- Hình thức đấu tranh: Lúc đầu diễn ra rất lẻ tẻ và tự phát, chủ yếu là đập phá máy móc, phá các xưởng xí nghiệp với mục đích cuối cùng là đòi tăng lương giảm giờ làm, nhưng vì là các cuộc biểu tình nhỏ lẻ nên nhanh chóng bị đàn áp, nhưng sau đó đầu TK XIX cuộc biểu tình lan rộng khắp nước Anh và lan sang tất cả các nước tư bản khác.
2. Nguồn gốc ra đời của giai cấp tư sản
Cũng giống như giai cấp vô sản, nguồn gốc hình thành giai cấp vô sản là được ra đời ở hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa, giai cấp vô sản và giai cấp tư sản luôn song hành với nhau, và mâu thuẫn giữa hai giai cấp này lúc nào cũng rất gay gắt.
- Nguồn gốc hình thành giai cấp vô sản là: Qua các cuộc phát kiến địa lý, và cuộc cách mạng công nghiệp làm cho kinh tế Châu Âu ngày càng phát triển và đem lại nguồn khoáng sản, kho báu,… dồi dào. Giai cấp tư sản là giai cấp sở hữu những tư liệu sản xuất này, thường là những chủ xưởng đồn điền, thương nhân giàu có.
- Đời sống của giai cấp vô sản: Họ là những người sở hữu về tư liệu sản xuất trong xã hội, do đó họ nắm nhiều quyền lực, áp bức các giai cấp còn lại trọng xã hội, giai cấp vô sản gồm: tiểu tư sản, trung tư sản, đại tư sản và tư sản thượng lưu.
- Những giai cấp bị tư sản thống trị: Giai cấp bị giai cấp tư sản áp bức, chèn ép nhiều nhất không ai khác đó là giai cấp vô sản, mà điển hình là giai cấp công nhân, giai cấp tư sản bắt công nhân phải làm những công việc cực kỳ nặng nề, với tần suất làm việc rất cao, và tiền lương họ trả cho giai cấp công nhân là rất thấp.
3. Nguồn gốc của giai cấp thống trị
- Nguồn gốc giai cấp thống trị: Trong quá trình hình thành và phát triển của loài người, trải qua 4 hình thái kinh tế – xã hội, trong mỗi hình thái xã hội có rất nhiều giai cấp khác nhau, nhưng xét về mặt quyền lực có thể chia ra làm hai giai cấp thống trị và bị trị. Đặc điểm chung của các giai cấp thống trị trong mỗi thời kỳ là đều sở hữu tư liệu sản xuất, vì vậy nguồn gốc ra đời của giai cấp thống trị là sự sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
- Đời sống của giai cấp thống trị: Cái tên của giai cấp này đã nói lên tất cả, giai cấp này thống trị, áp đặt tất cả các giai cấp còn lại trong xã hội, là giai cấp nắm quyền điều khiển các hoạt động và điều khiển toàn xã hội.
Nhận xét
Đăng nhận xét