Chuyển đến nội dung chính

Chỉ số ROA là gì? Công thức tính nâng cao

 

Công thức tính chỉ số ROA

Ngoài vấn đề chỉ số ROA là gì, cách tính chỉ số ROA cũng là câu hỏi được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Có hai công thức cách tính chỉ số ROA như sau:

2.1. Công thức tính ROA thường

Để biết chỉ số ROA bao nhiêu là tốt bạn cần nắm rõ công thức tính và cách đọc kết quả chỉ số. Chỉ số này sẽ được tính là lợi nhuận ròng của một công ty chia cho tổng tài sản của nó và nhân kết quả với 100. Cụ thể như sau:

Cong-thuc-tinh-ROA-thuong
Công thức tính ROA thường

ROA = (Lợi nhuận ròng/tổng tài sản) x 100

Những doanh nghiệp sẽ báo cáo lợi nhuận ròng trong bảng báo cáo thu nhập và công bố tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán hàng tháng hoặc hàng năm tùy doanh nghiệp.

Giả sử công ty A báo cáo lợi nhuận ròng là 2.5 triệu đô la và năm 2019 và tổng tài sản cho đến thời điểm cuối năm là 38.5 triệu đô la. Vậy hệ số ROA là bao nhiêu? Để tính ra chỉ số ROA trong  năm 2019, công ty A sẽ chia 2.500.000 cho 38.500.000 và đem kết quả 0.64935 nhân với 100 và làm tròn sẽ được kết quả là 6.49%.

Từ cách tính và kết quả chỉ số ROA kể trên, bạn sẽ biết rằng mỗi đô la trong tổng tài sản của doanh nghiệp sẽ thu về lợi nhuận khoảng 6.49 xu.

2.2. Công thức tính ROA nâng cao

Nếu bạn quan tâm đến chỉ số ROA là gì chắc hẳn sẽ muốn biết đến công thức tính ROA nâng cao này. Nhìn chung, công thức tính toán này phức tạp hơn nhưng có thể tính đến việc giá trị tài sản doanh nghiệp thay đổi theo thời gian.

Để tính được điều này, bạn cần sử dụng giá trị trung bình của tài sản công ty đang sở hữu trong một năm thay vì chỉ sử dụng tổng giá trị tài sản vào cuối năm. Khi bạn đã xác định được giá trị trung bình tài sản của công ty hãy chia lợi nhuận ròng cho số tài sản trung bình và nhân nó với 100 để ra kết quả chính xác. Cụ thể công thức tính ROA nâng cao như sau:

Cong-thuc-tinh-ROA-nang-cao.
Công thức tính ROA nâng cao

ROA = (Lợi nhuận ròng/Tài sản trung bình) x 100

Vẫn lấy ví dụ về công ty A như trên, để tính hệ số ROA theo công thức nâng cao bạn phải tìm được trung bình giá trị tài sản của doanh nghiệp vào năm 2019 và giả sử phát hiện giá trị trung bình của tổng tài sản chỉ là 33.500.000 đô la thấp hơn hẳn so với tổng giá trị tài sản cuối năm. Lúc này, bạn chia lợi nhuận ròng của doanh nghiệp là 2.500.000 đô la cho tổng giá trị tài sản trung bình là 33.500.000 đô la để được kết quả ROA cuối cùng là 7.46% chính xác hơn cách tính ROA bằng công thức thường kể trên.

3. “5 Ý nghĩa của chỉ số ROA”

5-Y-nghia-cua-chi-so-ROA
5 Ý nghĩa của chỉ số ROA

Sau định nghĩa chỉ số ROA là gì và những thông tin kể trên chắc hẳn bạn đã hiểu phần nào về ý nghĩa của chỉ số này. Nhìn chung, chỉ số ROA có ý nghĩa quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

  • Nhờ chỉ số ROA bạn nhận biết được thu nhập tạo ra từ vốn tài sản là bao nhiêu. Bạn sẽ biết được doanh nghiệp kiếm được bao nhiêu lợi nhuận, hưởng lãi bao nhiêu từ 1 đồng vốn tài sản.
  • Chỉ số ROA của những công ty lớn có thể thay đổi đáng kể và phụ thuộc vào từng thời điểm, từng ngành kinh doanh. Vì vậy, chỉ số ROA là thước đo so sánh những doanh nghiệp có cùng ngành kinh doanh với nhau trên thương trường.
  • Chỉ số ROA mang đến cho nhà đầu tư những ý tưởng trong việc chuyển đổi số tiền đầu tư thành lợi nhuận thu nhập ròng. Chỉ số ROA càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp đang kiếm được nhiều tiền, lợi nhuận ổn định.
  • Dựa vào chỉ số ROA các nhà đầu tư đánh giá được thực lực và mức độ thành công của từng doanh nghiệp. Chỉ số ROA cao trong thời gian dài chứng tỏ năng lực công ty ổn định và dễ dàng gây ấn tượng với nhà đầu tư.
  • Với sàn chứng khoán, chỉ số ROA càng cao thì cổ phiếu công ty càng có giá mang lại khoản tiền đầu tư lớn hơn.

4. Ví dụ về cách sử dụng ROA

Chỉ số ROA là chỉ số hữu ích giúp các nhà đầu tư so sánh các doanh nghiệp cùng ngành. Ví dụ các công ty hoạt động theo định hướng dịch vụ như ngân hàng sẽ có chỉ số ROA cao hơn hẳn so với những công ty thâm dụng vốn, chẳng hạn như công ty xây dựng. 

Xem thêm về Chỉ số ROA

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[BÁO GIÁ 2022] Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ, Cao Học | Uy tín

Báo giá Dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận văn cao học, luận văn tốt nghiệp uy tín, chất lượng, giá rẻ, bảo mật tuyệt đối tại Luậnvăn24 https://luanvan24.com/viet-thue-luan-van/

Nguồn gốc giai cấp trong xã hội

  Các loại nguồn gốc giai cấp  1. Nguồn gốc hình thành giai cấp vô sản Nguồn gốc giai cấp vô sản, giai cấp vô sản được hình thành và phát triển, trong hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa. Nguồn gốc giai cấp vô sản:  Vào những năm cuối thế kỷ XVIII, do sự phát triển của cuộc cách mạng lần thức nhất tại Anh, áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng, các nhà máy, xí nghiệp, đồn điển hình thành một các nhanh chóng. Các nông dân không có đất canh tác, hoặc bị bắt vào làm cho các xí nghiệp nhà máy, từ đó giai cấp vô sản ra đời. (Giai cấp vô sản gồm công nhân, nông dân, tri thức,.. trong đó giai cấp công nhân là giai cấp đại diện cho giai cấp vô sản). Đời sống của giai cấp vô sản:  Vì là giai cấp không có sở hữu về tư liệu sản xuất, nên đời sống của giai cấp vô sản mà đại diện là công nhân bị chèn ép rất nặng nề, làm công việc nặng nhọc nhưng tiền lương không được bao nhiêu, rất nhiều công nhân đã bỏ mạng lại các đồn điền, xí nghiệp. Nên mâu thuẫn giữa hai giai cấp ...

Lý thuyết hành vi người tiêu dùng

  1. Khái niệm về hành vi người tiêu dùng Khái niệm về hành vi người tiêu dùng Hành vi người tiêu dùng là  một khái niệm bao hàm nhiều nội dung, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực với nhiều cách tiếp cận. Các nhà kinh tế học cổ điển định nghĩa hành vi người tiêu dùng là một sự lựa chọn hợp lý. Samuelson (1938) cho rằng hành vi của một cá nhân có thể được xem như là một loạt các lựa chọn hợp lý.  Lựa chọn hợp lý là lựa chọn những hành động tốt nhất thỏa mãn mục tiêu cá nhân. Chính sự lựa chọn hợp lý này cho phép dự đoán được hành vi tiêu dùng.  Lựa chọn hợp lý là hành vi có thể lượng hoá được thông qua tối đa hoá một số hàm toán học phù hợp với các biến số hành vi và môi trường. Khi môi trường thay đổi, hành vi người tiêu dùng cũng thay đổi theo, tuân theo quy luật hàm số toán học.  1.1. Theo quan điểm, kinh tế học Theo quan điểm của kinh tế học, người tiêu dùng được giả định là  con người duy lý.  Vì vậy, hành vi tiêu dùng là những hành động mộ...