Hướng dẫn thực tập và viết báo cáo thực tập mới nhất
Nội dung, quy trình viết báo cáo thực tập thực tế
Cuối đợt thực tập, thu hoạch của toàn bộ quá trình thực tập này sẽ được sinh viên trình bày trong báo cáo thực tập.
Trong quá trình thực tập, sinh viên sẽ viết báo cáo thực tập để đánh giá kiến thức và kỹ năng sinh viên thu thập được qua quá trình thực tập. báo cáo thực tập là sản phẩm khoa học của sinh viên sau quá trình thực tập dưới sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên hướng dẫn.
1. Yêu cầu đối với báo cáo thực tập
Sinh viên phải gắn kết được lý luận với thực tế tại đơn vị thực tập.
2. Nội dung báo cáo thực tập
Nội dung cần bao gồm 2 phần:
– Tình hình thực tế tìm hiểu ở doanh nghiệp theo chủ đề nghiên cứu đã chọn, gồm:
- Tình hình chung về tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tình hình tổ chức và thực trạng có liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán, ngân hàng …. phù hợp với chủ đề nghiên cứu đã chọn.
– Nhận xét, đánh giá. Có thể trình bày thêm kiến nghị các giải pháp (nếu có).
Riêng đối với sinh viên chọn chủ đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực kế toán, trước 2 nội dung nêu trên, cần trình bày thêm các quy định về hệ thống kế toán Việt Nam có liên quan.
3. Lựa chọn chủ đề nghiên cứu và viết báo cáo thực tập tốt nghiệp
– Đề tài sinh viên lựa chọn và viết báo cáo thực tập tốt nghiệp có thể liên quan đến một hay một số nội dung gắn liền với công việc thực tế tại đơn vị thực tập hoặc có thể lựa chọn đề tài có nội dung liên quan đến các vấn đề đặt ra cần giải quyết của ngành chứ không chỉ gói gọn tại đơn vị thực tập.
– Đề tài sinh viên lựa chọn và viết báo cáo tốt nghiệp phải gắn với chuyên ngành đào tạo: kế toán, tài chính hoặc ngân hàng.
4. Phương pháp tìm hiểu, thu thập tài liệu
Sinh viên thực tập tốt nghiệp cần chủ động tìm hiểu, thu thập thông tin tại đơn vị liên quan đến công việc thực tập của mình. Đồng thời cần thường xuyên tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn để có phương pháp thu thập thông tin thích hợp. Sau đây là một số cách thức thu thập thông tin cần thiết:
- Tìm hiểu, tham khảo các văn bản, tài liệu … liên quan đến đơn vị, đến nội dung đề tài đề cập đến.
- Phỏng vấn trực tiếp người liên quan (Nên chuẩn bị sẵn trước các câu hỏi ở nhà, có thể ghi ra giấy để tiết kiệm thời gian).
- Tham gia trực tiếp vào các quá trình công việc.
- Thu thập các tài liệu, các mẫu biểu liên quan đến đề tài.
5. Quy trình viết báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bước 1: Lựa chọn đề tài: sinh viên được tự chọn đề tài và nên chọn lĩnh vực mà mình am tường nhất, nhưng phải được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn. Nếu thấy hội đủ điều kiện viết khóa luận tốt nghiệp theo quy định, và có nguyện vọng bảo vệ khóa luận tốt nghiệp, sinh viên cần đăng ký với khoa, và làm việc với giáo viên để được hướng dẫn ngay từ đầu quá trình thực tập… nhằm mục đích số liệu, tư liệu của báo cáo thực tập sẽ phục vụ tốt nhất cho khóa luận tốt nghiệp.
Bước 2: Viết đề cương sơ bộ khoảng 02 trang và viết trên 01 mặt giấy (không viết 2 mặt). Bước này cần hoàn thành trong khoảng 01 tuần đầu tiên của đợt thực tập để gửi cho giáo viên hướng dẫn góp ý và duyệt đề cương.
Bước 3: Viết đề cương chi tiết khoảng 04-05 trang để gửi cho giáo viên hướng dẫn góp ý, duyệt và gửi lại. Công việc này cần hoàn thành trong khoảng 2 -3 tuần. Sinh viên phải thực hiện theo đề cương đã được giáo viên hướng dẫn sửa. Nếu có bất kỳ thay đổi nào, phải được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn.
Bước 4: Viết bản thảo của báo cáo tốt nghiệp. Trước khi hết hạn thực tập ít nhất 15 ngày, bản thảo phải hoàn tất và gửi cho giáo viên hướng dẫn góp ý và chỉnh sửa.
Bước 5: Viết, in báo cáo tốt nghiệp, gửi đơn vị thực tập để nhận xét, đóng dấu và nộp bản hoàn chỉnh cho giáo viên hướng dẫn nhận xét và ký tên. Sau đó sinh viên nộp quyển hoàn chỉnh theo lịch chi tiết thông báo của khoa.
Hiện tại, Luận Văn 24 đang cung cấp dịch vụ
giá thuê làm luận văn tốt nghiệp,
dịch vụ viết assignment ,
dịch vụ spss ,
làm tiểu luận thuê chuyên nghiệp nhất thị trường. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ từ A-Z.
6. Kết cấu và hình thức trình bày một báo cáo thực tập tốt nghiệp
6.1. Nội dung của báo cáo thực tập
Tổng quan về cơ sở thực tập
Tên, địa chỉ đầy đủ, lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, quy mô hoạt động, lĩnh vực kinh doanh.
Giới thiệu chung về đơn vị công tác, các đặc điểm và yêu cầu công việc.
Nội dung nghiên cứu
Trong
mẫu báo cáo thực tập cần mô tả công việc được giao, phương thức làm việc, quy trình thực hiện, kết quả đạt được
Kết luận và kiến nghị
- Tóm tắt những nội dung đã thực hiện được trong quá trình thực tập
- Nêu tóm tắt điểm mạnh và hạn chế của vấn đề thực tập tại công ty
- Ý kiến bản thân sau khi hoàn thành mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp
- SV học hỏi được gì sau khi hoàn thành chương trình thực tập tốt nghiệp?
- Nguyện vọng của bản thân sau quá trình thực tập.
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trình bày những biểu mẫu, số liệu thô, biểu, bảng, các tài liệu… phục vụ việc làm
báo cáo.
Trang nhận xét, đánh giá thực trạng
6.2. Quy định chung về hình thức và nội dung của báo cáo thực tập
- Báo cáo tối thiểu độ dài từ 25-30 trang (không kể phần phụ lục), tùy theo yêu cầu của nhà trường, được đóng thành quyển có trang bìa đầy đủ.
- Báo cáo cần được trình bày đầy đủ các nội dung theo thứ tự: trang bìa, lời cảm ơn, lời mở đầu, các chương, các phần, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và cuối cùng là phụ lục.
- Cách trình bày cần sạch sẽ, ngắn gọn, rõ ràng, khoa học và mạch lạc, không được tẩy xóa. Nội in trên 1 mặt giấy trắng khổ a4, đóng bìa cứng và viết tiếng việt có dấu đầy đủ.
6.3. Trình tự sắp xếp trong bài báo cáo thực tập tốt nghiệp
Mẫu báo cáo thực tập cần trình bày đủ các nội dung theo yêu cầu:
- Tên cơ quan chủ quản, tên trường, tên khoa
- Tên báo cáo
- Chuyên ngành
- Tên đơn vị thực tập
- Người hướng dẫn
- Sinh viên thực hiện
- Thời gian hoàn thành thực tập
- Lời cảm ơn
- Nhận xét của người hướng dẫn
- Mục lục, danh mục các viết tắt, bảng biểu
6.4. Hướng dẫn trích dẫn tài liệu tham khảo
Trích dẫn trực tiếp
– Ghi tên tác giả và năm xuất bản trước đoạn trích dẫn:
Ông A (1992) cho rằng: “Tổ chức, sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả”
– Nếu nhiều tác giả:
Ông A, ông B và ông C (1992) cho rằng: “Thực hiện cải cách nền hành chính nhà nước”
– Trích dẫn trực tiếp từ báo cáo, sách… không có tác giả cụ thể
“Du lịch là ngành công nghiệp không khói” (Tổng quan du lịch, 2000, nhà xuất bản, trang)
Trích dẫn gián tiếp
Tóm tắt, diễn giải nội dung trích dẫn trước, sau đó ghi tên tác giả và năm xuất bản trong ngoặc đơn.
“Thực hiện cải cách nền hành chính nhà nước” (Nguyễn Văn A, 2000)
– Hoặc nếu nhiều tác giả thì xếp theo thứ tự ABC
“Du lịch là ngành công nghiệp không khói” (Nguyễn Văn A, Trần Thị B, Tôn Thị F, 2002)
Quy định về trích dẫn
– Khi trích dẫn cần:
- Trích có chọn lọc.
- Không trích (chép) liên tục và tất cả.
- Không tập trung vào một tài liệu.
- Trước và sau khi trích phải có chính kiến của mình.
– Yêu cầu:
- Các nội dung trích dẫn phải tuyệt đối chính xác
- Câu trích, đọan trích để trong ngoặc kép và “in nghiêng”
- Qua dòng, hai chấm (:), trích thơ, không cần “…”
- Tất cả trích dẫn đều có CHÚ THÍCH chính xác đến số trang
Chú thích các trích dẫn từ văn bản: để trong ngoặc vuông, ví dụ [15, 177] nghĩa là: trích dẫn từ trang 177 của tài liệu số 15 trong thư mục tài liệu tham khảo của báo cáo thực Chú thích các trích dẫn phi văn bản, không có trong thư mục tài liệu tham khảo, đánh số 1, 2, 3 và chú thích ngay dưới trang (kiểu Footnote)
Lời chú thích có dung lượng lớn: đánh số 1, 2, 3 và đưa xuống cuối báo cáo tốt nghiệp sau KẾT LUẬN.
Ví dụ về trích dẫn và chú thích trích dẫn:
Du lịch được định nghĩa như là “việc mọi người đi ra nước ngoài trong khoảng thời gian trên 24 giờ”[23; 63]
Van Sliepen đã định nghĩa du lịch chữa bệnh như sau: (1) ở xa nhà; (2) động cơ quan trọng nhất là sức khoẻ và (3) thực hiện trong một môi trường thư thái.[14; 151]
#LV24 , #luan_van_24 , #luận_văn_24 , #dịch_vụ_chỉnh_sửa_luận_văn , #làm_chuyên_đề_tốt_nghiệp
Xem thêm:
https://luanvan24.com/huong-dan-thuc-tap-va-viet-bao-cao-thuc-tap-moi-nhat/
Nhận xét
Đăng nhận xét