Trong bài viết này, Luận Văn 24 chuyên giá thuê làm luận văn tốt nghiệp xin
chia sẻ đến bạn đọc nội dung tổng quan về bảo hiểm phi nhân thọ: Những khái niệm, đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ
và các đặc trưng của nó.
Tổng quan bảo hiểm phi
nhân thọ
1. Khái niệm về bảo
hiểm phi nhân thọ
1.1. Khái niệm về bảo
hiểm
Bảo hiểm là một sự cam
kết bồi thường của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm về những thiệt
hại mất mát, của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro đã thỏa thuận gây ra với
những điều kiện người được bảo hiểm đã mua bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó
và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm(1).
Bảo hiểm có rất nhiều
tác dụng tích cực đối với nền kinh tế, là biện pháp hiệu quả nhất để khắc phục
hậu quả của rủi ro. Bảo hiểm có một số tác dụng cơ bản như sau:
Chuyển giao rủi ro:
Bảo hiểm hoạt động giống như một cơ chế chuyển giao rủi ro. Cùng với việc đóng
phí bảo hiểm, người được bảo hiểm đã chuyển giao những hậu quả rủi ro về tài
chính sang công ty bảo hiểm.
Dàn trải tổn thất: Bảo
hiểm có tác dụng dàn trải tổn thất tài chính của một số ít người sang cho một
số đông người. Đây là tác dụng hết sức quan trọng của bảo hiểm. Khi đông người
tham gia bảo hiểm, không phải tất cả mọi người tham gia đều chịu rủi ro tổn thất
mà chỉ một số ít người trong số những người mua bảo hiểm phải chịu rủi ro tổn
thất. Do đó, thông qua việc đóng góp một khoản tiền nhỏ, người tham gia bảo
hiểm người tham gia bảo hiểm không những được bảo vệ về mặt thiệt hại tài chính
mà còn góp phần giúp đỡ cho những người không may khác. Tác dụng này thể hiện
rõ nguyên tắc lấy số đông bù số ít và nguyên tắc tương hỗ.
Giảm thiểu tổn thất
thiệt hại: Trong quá trình triển khai các nghiệp vụ, các công ty bảo hiểm luôn
chú ý đến việc tăng cường áp dụng các biện pháp phòng tránh cần thiết để bảo vệ
đối tượng bảo hiểm, góp phần bảo đảm an toàn cho tính mạng, sức khỏe con người
và của cải vật chất của xã hội.
Ổn định chi phí: Chi
phí nhằm đảm bảo an toàn của các doanh nghiệp và cá nhân được xác định ngay từ
đầu mỗi năm cho dù thiệt hại có xảy ra hay
không. Nếu không có
doanh nghiệp và cá nhân sẽ giứ lại được khoản phí bảo hiểm nhưng khi có tổn
thất lớn xảy ra, doanh nghiệp hay cá nhân đó sẽ mất khả năng thanh toán và có
nguy cơ phá sản. Bảo hiểm giúp cho các cá nhân và tổ chức bảo toàn được vốn,
góp phần khắc phục những khó khăn về tài chính, không rơi vào tình trạng kiệt
quệ về vật chất cũng như tinh thần.
An tâm về mặt tinh
thần: Khi tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm đã chuyển một phần rủi ro của
mình sang công ty bảo hiểm nên đã giải tỏa được nỗi sợ hãi, lo lắng về những
tổn thất xảy ra đối với mình.
Ngoài các tác dụng
trên thì bảo hiểm còn có tác dụng kích thích tiết kiệm; tích lũy vốn đầu tư
phát triển kinh tế trong nước và tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Các sản phẩm bảo hiểm
vô cùng đa dạng và phong phú, nhưng nếu căn cứ theo tính chất của rủi ro bảo
hiểm thì có thể phân chia bảo hiểm thành hai loại: bảo hiểm nhân thọ và bảo
hiểm phi nhân thọ. Đây là cách phân chia giúp cho việc quản lý và phát triển
thị trường bảo hiểm theo đúng hướng, đáp ứng được các yêu cầu của một thị
trường bảo hiểm hiện đại.
1.2. Khái niệm bảo
hiểm phi nhân thọ
Trong bảo hiểm nếu căn
cứ vào tính chất thì bảo hiểm được chia ra làm 2 loại: bảo hiểm nhân thọ và bảo
hiểm phi nhân thọ. Nếu như bảo hiểm nhân thọ được định nghĩa là bảo hiểm liên
quan đến tính mạng hoặc tuổi tác nhằm bù đắp cho người được bảo hiểm một khoản
tiền khi hết hạn bảo hiểm hoặc khi người bảo hiểm chết hoặc bị thương tật vĩnh
viễn, thì bảo hiểm phi nhân thọ lại được định nghĩa ngược lại. Vì vậy ta có thể
đưa ra một khái niệm chung về bảo hiểm phi nhân thọ:
Bảo hiểm phi nhân thọ
bao gồm tất cả các nghiệp vụ không liên quan đến tính mạng hoặc tuổi tác của
con người.
2. Đặc điểm của sản
phẩm bảo hiểm
* Tính vô hình (không
định hình)
Khi mua bảo hiểm , mặc
dù khách hàng nhận được các yếu tố hữu hình, đó là những giấy tờ trên đó có in
biểu tượng của doanh nghiệp, in tên gọi của sản phẩm, những nội dung thoả
thuận…Nhưng khách hàng không thể chỉ ra được màu sắc, kích thước, hình dáng hay
mùi vị của sản phẩm. Nói một cách khác, sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm ‘vô
hình’- người mua không thể cảm nhận được sản phẩm bảo hiểm thông qua các giác
quan của mình.
Tính vô hình của sản
phẩm bảo hiểm làm cho việc giới thiệu, chào bán sản phẩm trở nên khó khăn hơn.
Nếu như đa số các sản phẩm hữu hình có thể được trưng bày trong các cửa hàng,
được vẽ trên các biển hiệu hay tờ rơi quảng cáo, được trình bày công dụng trước
khách hàng tiềm năng… do đó các sản phẩm này tác động đến các giác quan của
khách hàng, mang đến cho khách hàng ‘cảm giác vật chất’; khách hàng dễ dàng
nhận thấy được ‘sự tồn tại’ của sản phẩm. Nhưng các sản phẩm dịch vụ, trong đó
có sản phẩm bảo hiểm thì không như vậy. Khi mua sản phẩm bảo hiểm, người mua chỉ
nhận được những lời hứa, lời cam kết về những đảm bảo vật chất trước các rủi
ro.
Tính vô hình của sản
phẩm bảo hiểm còn làm cho khách hàng khó nhận thấy sự khác nhau giữa các sản
phẩm của các doanh nghiệp bảo hiểm. Việc ‘kiểm nghiệm’ chất lượng thực sự của
một sản phẩm bảo hiểm chỉ xảy ra khi có các sự kiện bảo hiểm làm phát sinh
trách nhiệm bồi thường hay chi trả của công ty bảo hiểm. Chỉ đến lúc đó, khách
hàng mới có thể so sánh, đánh giá chất lượng các sản phẩm bảo hiểm do các doanh
nghiệp bảo hiểm khác nhau cung cấp.
Để khắc phục các vấn
đề nảy sinh, các doanh nghiệp bảo hiểm cần sử dụng nhiều biện pháp nhằm tăng
tính hữu hình cho sản phẩm, nhấn mạnh tới yếu tố chất lượng của sản phẩm như:
in ấn hợp đồng bảo hiểm trên giấy chất lượng cao, sử dụng phông chữ đặc biệt để
tăng tính hấp dẫn đối với bề ngoài của sản phẩm, xây dựng các chiến dịch truyền
thông, gắn kết sản phẩm của doanh nghiệp với các hình ảnh hữu hình quen thuộc,
thông qua những người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để tuyên truyền lợi ích của
sản phẩm …
* Tính không thể tách
rời và không thể cất trữ
Sản phẩm bảo hiểm
không thể tách rời tức là việc tạo ra sản phẩm dịch vụ bảo hiểm trùng với việc
tiêu dùng sản phẩm đó (quá trình cung ứng và quá trình tiêu thụ thống nhất với
nhau). Thêm vào đó, sản phẩm bảo hiểm cũng không thể cất trữ được- có nghĩa là
khả năng thực hiện dịch vụ bảo hiểm vào một thời điểm nào đó sẽ không thể cất
vào kho dự trữ để sử dụng vào một thời điểm khác trong tương lai. Điều này hoàn
toàn khác biệt với sản phẩm hữu hình. Đa số các sản phẩm hữu hình có thể được
sản xuất với số lượng lớn, sau đó được lưu trữ trong kho để bán dần. Còn các
sản phẩm dịch vụ thì không thể cất trữ được. Các nhân viên của doanh nghiệp
cũng như các đại lý bảo hiểm chỉ có một số giờ nhất định trong một ngày để gặp
gỡ khách hàng và số giờ sẵn có trong ngày không thể mang sang ngày khác. Doanh
nghiệp bảo hiểm cũng không thể ‘sản xuất’ trước một lượng lớn các cuộc kiểm
tra, các khiếu nại hay các dịch vụ khách hàng khác và gửi chúng cho các khách
hàng có yêu cầu.
Tính không thể tách
rời và không thể cất trữ được đòi hỏi doanh nghiệp bảo hiểm phải chú trọng đến
thời gian dành cho bán hàng cá nhân và cần nâng cao năng lực của các bộ phận
cung cấp các dịch vụ. Nói cách khác, các doanh nghiệp bảo hiểm cần phải đào tạo
những nhân viên có thể nhận biết và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, từ đó bán
được nhiều sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp bảo hiểm cần cố gắng cân bằng nhu
cầu của khách hàng với khả năng xét nhận bảo hiểm, khả năng quản lý khiếu nại,
khả năng cung cấp các dịch vụ khách hàng … Nếu doanh nghiệp có dư thừa năng lực
phục vụ sẽ chịu sự lãng phí do nguồn lực không được sử dụng hết. Ngược lại, nếu
doanh nghiệp không có đủ năng lực phục vụ, sẽ phải trì hoãn việc cung cấp các
dịch vụ, và có thể sẽ bị mất khách hàng.
* Tính không đồng nhất
Dịch vụ bảo hiểm cũng
như các dịch vụ khác, chủ yếu được thực hiện bởi con người. Nhưng cho dù là
người có kỹ năng đến đâu đi chăng nữa, thì dịch vụ họ thực hiện không phải lúc
nào cũng nhất quán. Ví dụ, các đại lý khi bán sản phẩm có thể quên các chi
tiết, có thể chậm trễ hoặc mất kiên nhẫn… Nhìn chung, chất lượng phục vụ của
một cá nhân nào đó tại các thời điểm khác nhau, với các khách hàng khác nhau là
khác nhau. Chất lượng phục vụ này phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ, các yếu tố
xung quanh. Ngoài ra, giữa các cá nhân khác nhau, chất lượng phục vụ cũng khác
nhau.
Do vậy, để nâng cao
chất lượng dịch vụ, giảm sự không ổn định về chất lượng, các doanh nghiệp bảo
hiểm cần chú trọng đến công tác tuyển chọn, đào tạo và khuyến khích những người
trực tiếp bán hàng. Lý do là khi mua một sản phẩm hữu hình, để đánh giá về sản
phẩm, người tiêu dùng thường xem xét sản phẩm có đáp ứng được sự trông đợi của
họ hay không. Còn khi mua và sử dụng một sản phẩm dịch vụ, người tiêu dùng thường
căn cứ vào thái độ của nhân viên hoặc đại lý cung cấp dịch vụ đó để đánh giá về
sản phẩm.
* Tính không được bảo
hộ bản quyền
Mặc dù trước khi tung
một sản phẩm nào đó ra thị trường, các doanh nghiệp bảo hiểm đều phải đăng ký
sản phẩm để nhận được sự phê chuẩn của cơ quan quản lý Nhà nước về kinh doanh
bảo hiểm. Tuy nhiên, việc phê chuẩn này chỉ mang tính nghiệp vụ kỹ thuật chứ không
mang tính bảo hộ bản quyền. Do đó, các doanh nghiệp bảo hiểm cạnh tranh có thể
bán một cách hợp pháp các sản phẩm bảo hiểm là bản sao của các hợp đồng bảo
hiểm của các doanh nghiệp khác.
Vì vậy muốn nâng cao
tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, các doanh nghiệp phải làm chủ
việc định phí bảo hiểm để có thể đưa ra sản phẩm ‘tương tự’ nhưng với mức giá
cạnh tranh hơn. và quan trọng hơn là các doanh nghiệp bảo hiểm cần gia tăng các
lợi ích bổ sung của sản phẩm như nâng cao chất lượng các dịch vụ đi kèm, thường
xuyên nghiên cứu thị trường để đa dạng hoá sản phẩm …
* Sản phẩm bảo hiểm là
sản phẩm ‘không mong đợi’
Một trong những đặc
điểm riêng của sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm không mong đợi. Điều này thể hiện
ở chỗ đối với các sản phẩm mang tính bảo hiểm thuần tuý, mặc dù đã mua sản phẩm
– nhưng khách hàng đều không mong muốn rủi ro xảy ra để được doanh nghiệp bồi
thường hay trả tiền bảo hiểm. Bởi vì rủi ro một khi đã xảy ra thì đồng nghĩa
với thương tích, thiệt hại thậm chí là mất mát, do đó số tiền mà doanh nghiệp
bảo hiểm bồi thường, chi trả khó có thể bù đắp được. Đặc tính này cũng làm cho
việc giới thiệu, chào bán sản phẩm trở nên vô cùng khó khăn.
Nói như vậy không có
nghĩa là doanh nghiệp bảo hiểm không thể triển khai kinh doanh bảo hiểm. Đơn
giản là vì mặc dù các cá nhân, các tổ chức ‘không mong đợi’ nhưng rủi ro vẫn có
thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Do đó, nếu biết chọn đúng thời điểm để
tuyên truyền về bảo hiểm thì việc khai thác sản phẩm sẽ vẫn thành công.
Xuất phát từ đặc điểm
này nên sản phẩm bảo hiểm thường được xếp vào nhóm sản phẩm ‘được bán’ chứ
không phải ‘được mua’. Nói cách khác, sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm của ‘nhu
cầu thụ động’- người tiêu dùng không chủ động tìm mua, mà chỉ mua sau khi có
các nỗ lực Marketing của người bán. Nhưng trong thực tế hiện nay, có nhiều
doanh nghiệp bảo hiểm thiết lập các trang web và bán bảo hiểm qua mạng. Điều
này chứng minh rằng người tiêu dùng coi sản phẩm bảo hiểm là các sản phẩm thông
thường-do đó họ chủ động tìm kiếm để mua chứ không phải là các sản phẩm của nhu
cầu thụ động nữa.
Sản phẩm bảo hiểm là
sản phẩm của ‘chu trình kinh doanh đảo ngược’
Nếu như trong các lĩnh
vực kinh doanh khác, giá cả sản phẩm được xác định trên cơ sở chi phí thực tế
phát sinh thì trong lĩnh vực bảo hiểm, phí bảo hiểm –giá cả của sản phẩm bảo
hiểm được xác định dựa trên những số liệu ước tính về các chi phí có thể phát
sinh trong tương lai như chi bồi thường, chi hoa hồng, chi tái bảo hiểm…Trong
đó khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi bồi thường. Khoản chi này được xác
định chủ yếu dựa trên số liệu thống kê quá khứ, và các ước tính tương lai về
tần suất và quy mô tổn thất. Việc sử dụng số liệu thống kê trong quá khứ để xác
định giá cả cho sản phẩm bảo hiểm trong tương lai đòi hỏi phải hết sức chặt chẽ
nhằm giúp doanh nghiệp có thể bù đắp các chi phí có thể giúp phát sinh và thu
được lợi nhuận hợp lý.
Sản phẩm bảo hiểm là
sản phẩm có ‘hiệu quả xê dịch’
Trong hoạt động kinh
doanh, các doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu phí của người tham gia bảo hiểm,
hình thành nên quỹ bảo hiểm, sau đó nếu có các sự kiện bảo hiểm xảy ra, doanh
nghiệp bảo hiểm mới phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường hay chi trả. Do vậy với
việc thu phí trước, nếu không có hoặc ít có rủi ro xảy ra, doanh nghiệp sẽ thu
được lợi nhuận lớn hơn dự kiến. Ngược lại, nếu rủi ro xảy ra với tần suất hoặc
với quy mô lớn hơn dự kiến, doanh nghiệp bảo hiểm có thể thua lỗ. Điều này có
nghĩa là, nếu như trong các lĩnh vực kinh doanh khác, hiệu quả kinh doanh có
thể xác định được khá chính xác ngay tại thời điểm sản phẩm bảo hiểm được tiêu
thụ thì trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, hiệu quả kinh doanh khó có thể xác
định được ngay tại thời điểm sản phẩm được bán.
Về phía khách hàng,
hiệu quả từ việc mua sản phẩm cũng mang tính ‘xê dịch’- không xác định. Điều
này xuất phát từ việc không phải khách hàng nào tham gia bảo hiểm cũng ‘được
nhận’ số tiền chi trả của doanh nghiệp bảo hiểm. Nói một cách khác, khách hàng
chỉ thấy được ‘tác dụng’ của sản phẩm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra với họ.
Hiện tại, Luận Văn 24
đang cung cấp làm thuê báo cáo thực tập tốt
nghiệp , nhận viết essay thuê, hỗ trợ spss , làm tiểu luận thuê chuyên nghiệp nhất thị
trường. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ từ A-Z.
#LV24 , #luan_van_24 ,
#luận_văn_24 , #dịch_vụ_chỉnh_sửa_luận_văn , #làm_chuyên_đề_tốt_nghiệp ,
#giá_làm_luận_văn_tốt_nghiệp
Nhận xét
Đăng nhận xét