Chuyển đến nội dung chính

Tổng quan lý luận về hành vi người tiêu dùng

Bạn cảm thấy lúng túng khi phải đối diện với việc hoàn thiện bài luận văn về hành vi người tiêu dùng? Hãy quên nỗi lo ấy đi và xem ngay bài viết dưới đây mà Luận Văn 24 chuyên hỗ trợ luận văn đã tổng hợp được. Bài viết sẽ giúp bạn có bài luận văn với nội dung chất lượng và lý luận chặt chẽ, logic.
Tổng quan lý luận về hành vi người tiêu dùngTổng quan lý luận về hành vi người tiêu dùng

1. Các quan điểm về hành vi người tiêu dùng

1.1. Người tiêu dùng

Người tiêu dùng là một thuật ngữ không chỉ nhấn mạnh người mua thực tế hoặc khách hàng mà còn bao gồm người sử dụng hay người thụ hưởng cuối cùng. Người tiêu dùng bao gồm các cá nhân hoặc hộ gia đình tiêu dùng sản phẩm hoặc dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế. Do vậy, thuật ngữ người tiêu dùng được dùng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, cách dùng và tầm quan trọng của thuật ngữ này vì thế có thể rất đa dạng.
Theo quan điểm kinh tế học, người tiêu dùng là người cuối cùng sử dụng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ [12]. Người tiêu dùng là người thực sự sử dụng một sản phẩm. Khi người tiêu dùng là người thực sự sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ thì người tiêu dùng là người cuối cùng sử dụng, tiêu dùng hàng hóa, ý tưởng và dịch vụ nào đó.
Theo quan điểm marketing, người tiêu dùng là những cá nhân hoặc hộ gia đình mua hàng hoặc dịch vụ cho tiêu dùng cá nhân [70]
Như vậy, trong một số bối cảnh, có sự phân biệt giữa người mua và người tiêu dùng. Người mua đề cập tới khách hàng mua hàng, còn thuật ngữ người tiêu dùng đề cập tới người sử dụng cuối cùng sản phẩm hoặc dịch vụ. Khách hàng (hay người mua) có thể hoặc không phải là người tiêu dùng. Tương tự, người tiêu dùng có thể hoặc không phải là khách hàng. Như vậy, những người khác nhau sẽ đóng vai trò khác nhau trong một chuỗi sự kiện hay quá trình.
Theo quan điểm hành vi người tiêu dùng, người tiêu dùng là người xác định nhu cầu hay mong muốn, mua sản phẩm và sau đó định đoạt sản phẩm trong ba giai đoạn của quá trình tiêu dùng (trước khi mua – mua – sau mua) [86]. Do vậy, thuật ngữ người tiêu dùng hay người sử dụng cuối cùng, khách hàng hay người mua đôi khi được sử dụng thay thế nhau trong một số bối cảnh nhất định.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người tiêu dùng và người mua sẽ được phân biệt khác nhau. Người mua là người chịu trách nhiệm mua hàng hoá để sử dụng hoặc bán lại; người mua cũng có thể là người đề nghị, chấp nhận và trả giá cho việc mua một sản phẩm/dịch vụ mà người mua không sử dụng. Còn người tiêu dùng là người thụ hưởng, sử dụng hoặc tiêu dùng các sản phẩm cuối cùng. Một sản phẩm có thể do một người hoặc người đứng đầu gia đình mua, nhưng lại do những cá nhân khác hoặc cả gia đình sử dụng. Ví dụ, quần áo, tủ lạnh, ô tô, xe máy, xe điện hai bánh. Khi hàng hóa và dịch vụ được mua và sử dụng bởi hai người khác nhau, thì người mua và người tiêu dùng sẽ là hai người khác nhau.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, người tiêu dùng được xem xét theo cách tiếp cận của kinh tế học, người tiêu dùng là người cuối cùng sử dụng sản phẩm. Hoặc có thể hiểu theo cách tiếp cận của hành vi người tiêu dùng, tương tự như của kinh tế học, người tiêu dùng là người thụ hưởng, sử dụng hoặc tiêu dùng các sản phẩm cuối cùng.

1.2. Hành vi người tiêu dùng

Hành vi người tiêu dùng là một khái niệm bao hàm nhiều nội dung, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực với nhiều cách tiếp cận. Các nhà kinh tế học cổ điển định nghĩa hành vi người tiêu dùng là một sự lựa chọn hợp lý. Samuelson (1938) cho rằng hành vi của một cá nhân có thể được xem như là một loạt các lựa chọn hợp lý [19].
Lựa chọn hợp lý là lựa chọn những hành động tốt nhất thỏa mãn mục tiêu cá nhân. Chính sự lựa chọn hợp lý này cho phép dự đoán được hành vi người tiêu dùng. Lựa chọn hợp lý là hành vi có thể lượng hoá được thông qua tối đa hoá một số hàm toán học phù hợp với các biến số hành vi và môi trường. Khi môi trường thay đổi, hành vi người tiêu dùng cũng thay đổi theo, tuân theo quy luật hàm số toán học [44], [73].
Theo quan điểm của kinh tế học, người tiêu dùng được giả định là con người duy lý. Vì vậy, hành vi người tiêu dùng là những hành động một cách tốt nhất có thể để con người đạt được mục tiêu mong muốn của mình [12].
Theo quan điểm marketing, các nhà nghiên cứu marketing xem xét hành vi người tiêu dùng là hành vi của người mua. Hành vi mua của người tiêu dùng là hành vi mua của người tiêu dùng cuối cùng bao gồm các cá nhân và hộ gia đình mua hàng hoá và dịch vụ để tiêu dùng cá nhân [70]. Quan điểm này phản ánh sự tương tác giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất tại thời điểm mua hàng.
Theo quan điểm hành vi người tiêu dùng, hành vi người tiêu dùng là những hành vi cụ thể của một cá nhân khi quyết định mua sắm, sử dụng, và loại bỏ sản phẩm hay dịch vụ [52]. Khi này, hành người tiêu dùng được xem xét dựa trên hành vi mua khi người tiêu dùng đóng cả ba vai trò: người thanh toán, người mua và người sử dụng.
Hành vi người tiêu dùng theo quan điểm kinh tế học được tính toán dựa trên các khái niệm liên quan đến lợi ích và với giả định rằng họ bị giới hạn bởi các nguồn lực. Trong khi đó, từ quan điểm marketing, các nhà nghiên cứu sẽ xem xét vấn đề hành vi người tiêu dùng trong mối quan hệ tương tác giữa người mua, người bán và thông tin, được tiếp cận nhiều hơn từ khía cạnh các yếu tố có tính chất tâm lý, xã hội thực tế.
Ngày nay, hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng hành vi người tiêu dùng thực chất là một quá trình liên tục, không đơn thuần là những gì sẽ xảy ra tại thời điểm NTD thực hiện thanh toán để nhận được hàng hóa và dịch vụ (thời điểm mua hàng). Hành vi người tiêu dùng bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau hay là một tiến trình diễn ra liên tục trong một khoảng thời gian, bao gồm toàn bộ những hoạt động liên quan trực tiếp tới quá trình tìm kiếm, thu thập, mua sắm, sở hữu, sử dụng, loại bỏ sản phẩm. Hành vi người tiêu dùng được hiểu là một loạt các quyết định (nên hay không nên, cái gì, tại sao, như thế nào, khi nào, nơi nào, v.v.) về việc tiêu dùng (bao gồm việc mua, sử dụng và loại bỏ) một sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ, hoạt động, kinh nghiệm, con người, ý tưởng) thông qua quá trình ra quyết định (thu thập thông tin, ảnh hưởng, quyết định, mua, sử dụng) theo thời gian (giờ, ngày, tuần, tháng, năm) [64]. Nói cách khác, hành vi người tiêu dùng là một quá trình của cá nhân hay của một nhóm người khi lựa chọn, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng, hoặc những kinh nghiệm, nhằm thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của họ thông qua quá trình ra quyết định theo thời gian [86].
Theo quan điểm tâm lý học, các nhà tâm lý học định nghĩa hành vi người tiêu dùng là toàn bộ các hoạt động, thái độ và những quyết định về việc sử dụng thu nhập để mua hàng hóa, dịch vụ và tiết kiệm. Lĩnh vực chính của nhà tâm lý học là nghiên cứu ảnh hưởng của quảng cáo, ý kiến, thái độ của khách hàng, phân khúc thị trường tâm lý học, thử nghiệm sản phẩm, và môi trường nghiên cứu tới hành vi người tiêu dùng [73].
Như vậy, hành vi người tiêu dùng bao gồm cả suy nghĩ, nhận thức, cảm nhận mà NTD có được và những dự định, hành động mà NTD thực hiện trong quá trình tiêu dùng. Những yếu tố từ môi trường bên ngoài như gia đình, xã hội, ý kiến từ những NTD khác, quảng cáo, thông tin về giá cả, bao bì, hình thức sản phẩm v.v đều có thể tác động đến nhận thức, suy nghĩ, thái độ và hành vi của người tiêu dùng.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, hành vi người tiêu dùng được xem xét và vận dụng kết hợp cả hai quan điểm của kinh tế học và tâm lý học hành vi: hành vi người tiêu dùng là một sự lựa chọn hợp lý, là lựa chọn những hành động tốt nhất thỏa mãn mục tiêu cá nhân. Hành vi người tiêu dùng là những suy nghĩ, nhận thức hay cảm nhận và thái độ của người tiêu dùng, cũng như những dự định, hành động mà người tiêu dùng thực hiện trong quá trình sử dụng hay tiêu dùng hàng hoá.

1.3. Lý thuyết về lợi ích người tiêu dùng

1.3.1. Lợi ích người tiêu dùng và sự lựa chọn hợp lý
Thuật ngữ lợi ích hay độ thỏa dụng (utility) được dùng trong lý thuyết lựa chọn của kinh tế học. Khái niệm lợi ích (độ thoả dụng) được các nhà kinh tế học phát triển từ thế kỷ trước, miêu tả cách thức người tiêu dùng lựa chọn những khả năng tiêu dùng khác nhau. Nhà triết gia người Anh Jeremy Bentham (1789) là người sớm nhất đưa ra những ý tưởng về khái niệm và lý thuyết lợi ích vào khoa học xã hội. Khái niệm lợi ích của Bentham (1789) được đo lường bằng sự hài lòng khi hàng hoá được sản xuất [44].
Trong kinh tế học, theo Samuelson và Nordahall (2009), lợi ích hay độ thỏa dụng (utility) là mức độ thỏa mãn hay hài lòng của NTD khi sử dụng hoặc tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ [19]. Một cách cụ thể, độ thỏa dụng đề cập mức độ ưa thích hàng hóa và dịch vụ của NTD. Hiểu đơn giản, độ thỏa dụng chỉ sự thỏa mãn hay lợi ích của NTD khi tiêu dùng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Độ thỏa dụng là sự hài lòng hoặc độ hữu ích mang tính chất chủ quan mà người tiêu dùng có được khi tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ. Do vậy độ thỏa dụng là một chức năng tâm lý hoặc cảm giác khó có thể quan sát hoặc đo lường được. Ngược lại, Samuelson và Nordahall (2009) chỉ ra rằng, lợi ích là một khái niệm khoa học mà các nhà kinh tế sử dụng để tìm hiểu xem NTD sẽ phân chia các nguồn lực có hạn (thu nhập) của mình giữa các hàng hóa để mang lại cho họ sự thỏa mãn như thế nào [19]. Điều này có nghĩa, NTD luôn lựa chọn những tập hợp hàng hóa mang lại cho họ lợi ích lớn nhất với những giới hạn nhất định về thu nhập và giá cả của hàng hóa [12].
Trong lý thuyết lợi ích và hành vi lựa chọn, NTD hay cá nhân được giả định sẽ tối đa hóa lợi ích (hoặc lợi ích mong đợi) từ lựa chọn cụ thể dựa trên sở thích và nguồn lực giới hạn. Ablin (1998) đưa ra giả định cơ bản trong các suy luận về sở thích là NTD hay mỗi cá nhân sẽ hành động và đưa ra những lựa chọn hợp lý và sự hợp lý này cho phép hành vi con người có thể dự đoán được [44].
Theo Hargreaves và cộng sự (1992), lựa chọn hợp lý là lựa chọn những hành động tốt nhất nhằm thỏa mãn mục tiêu của con người [44]. Điều này giả định, một cá nhân có khả năng so sánh sự hài lòng của mình đối với nhiều mục tiêu khác nhau để có được một đánh giá tổng thể. Theo giả định truyền thống, bằng cách so sánh sự hài lòng thỏa mãn mục tiêu, các mục tiêu này có thể được sắp xếp theo cùng một thước đo lợi ích hay độ thoả dụng (utility).
Albin (1998) cho rằng, đối với các nhà kinh tế, hợp lý, mang ý nghĩa hành vi có thể được xem như là tối đa hóa một vài hàm toán học phù hợp của các biến số hành vi và môi trường v.v. Đặc biệt, các nhà kinh tế sẽ cố gắng suy ra hàm mục tiêu từ các tổ chức hành vi quan sát, sau đó dự đoán hành động người tiêu dùng sẽ tuân theo quy luật f(x) khi đối mặt với một sự thay đổi trong môi trường.
Khái niệm tối đa hóa lợi ích và lựa chọn hợp lý giả định trong lý thuyết lựa chọn đã được vận dụng trong các các nghiên cứu thực nghiệm thuộc lĩnh vực kinh tế học để kiểm định các giả thuyết mô hình hành vi hợp lý cơ bản [44], [51].
Tuy nhiên hạn chế của lý thuyết này là, khi tình huống và bối cảnh lựa chọn thay đổi, cá nhân sẽ thay đổi cách thức lựa chọn và sở thích của người tiêu dùng trở nên rất nhạy cảm với cách thức lựa chọn mà tình huống tạo ra. Theo Knetsch & Thaler (1990), Rabin (1998), NTD sẽ có cách thức đánh giá lựa chọn khác nhau khi những lựa chọn đó được thể hiện khác nhau, do vậy sẽ tạo nên sự khác biệt giữa hành vi dự báo và hành vi quan sát thực tế cá nhân trong mỗi thực nghiệm [44].
Hiện tại, chúng tôi đang cung cấp dịch vụ làm thuê báo cáo thực tập , chuyên viết thuê assignment , xử lý số liệu spss , viết tiểu luận… chuyên nghiệp nhất thị trường. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ từ A-Z
1.3.2. Lý thuyết lợi ích (Utility Theory)
Nhà kinh tế cổ điển William Stanley Jevons (1862) tiếp tục phát triển lý thuyết lợi ích, mở rộng khái niệm lợi ích của Bentham (1789) để giải thích hành vi người tiêu dùng. Jevon (1862) cho rằng những người suy nghĩ hợp lý (hay duy lý) sẽ ra quyết định tiêu dùng dựa trên lợi ích tăng thêm hay lợi ích cận biên của mỗi đơn vị hàng hoá. Samuelson và Nordhall (2009) tin rằng, lợi ích hay độ thoả dụng là một hiện thực về mặt tinh thần, có thể đo lường trực tiếp bằng con số như chiều dài hay nhiệt độ. Họ dựa vào tình cảm riêng của mình để khẳng định qui lợi ích biên giảm dần [19].
Lancaster (1974) đã tiên phong vận dụng lý thuyết lợi ích mở rộng đối với thuộc tính của hàng hoá. Lancaster (1974) mặc nhiên công nhận rằng, người tiêu dùng có cầu đối với hàng hóa dựa theo đặc điểm hoặc thuộc tính của hàng hóa, và đó là những đặc điểm làm tăng lợi ích của hàng hóa. Khi đó lợi ích được xác định theo thuộc tính hàng hóa. Quan điểm này đã phá vỡ cách tiếp cận truyền thống coi hàng hóa là đối tượng trực tiếp của lợi ích, thay vào đó, giả định rằng thuộc tính hay đặc điểm của hàng hóa tạo nên lợi ích [44], [75].
McFadden (1974) đạt được một phát triển quan trọng, bằng cách thiết lập một mô hình lý thuyết kinh tế lượng. Trong mô hình này, lợi ích được cụ thể hóa bằng một hàm tuyến tính các thuộc tính thay thế quan sát được. Hàm toán học của mô hình bao gồm các thuộc tính thay thế đo được, cũng như các hệ số phản ánh thị hiếu của người ra quyết định. Mô hình này đã được xem như là một mô hình kinh tế lượng cơ bản được sử dụng phổ biến, sau này là mô hình logit đa thức (MNL – traditional multinomial logit) đối với các lựa chọn rời rạc [75].
#LV24 , #luan_van_24 , #luận_văn_24 , #dịch_vụ_chỉnh_sửa_luận_văn , #làm_đồ_án_thuê , #thuê_làm_khóa_luận_tốt_nghiệp , #viết_thuê_luận_án_tiến_sĩ
Xem thêm: https://luanvan24.com/tong-quan-ly-luan-ve-hanh-vi-nguoi-tieu-dung/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[BÁO GIÁ 2022] Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ, Cao Học | Uy tín

Báo giá Dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận văn cao học, luận văn tốt nghiệp uy tín, chất lượng, giá rẻ, bảo mật tuyệt đối tại Luậnvăn24 https://luanvan24.com/viet-thue-luan-van/

25 mẫu lời cảm ơn trong khóa luận tốt nghiệp XUẤT SẮC 2022 + Cách viết

Luận Văn 24 chọn lọc cho bạn 25+ mẫu lời cảm ơn trong khóa luận văn tốt nghiệp đạt điểm cao nhất 2022 kèm cách viết để giành trọn điểm! https://luanvan24.com/mau-loi-cam-on-khoa-luan/

40+ đề tài và mẫu luận văn thạc sĩ quản lý đất đai HOT nhất 2022

Bài viết cung cấp 40+ mẫu đề tài, đề cương cùng các mẫu luận văn thạc sĩ quản lý đất đai HOT nhất 2022! Tham khảo và download ngay! https://luanvan24.com/luan-van-thac-si-quan-ly-dat-dai/