Cách viết lý do chọn đề tài luận văn kinh tế và kế toán
1. Cách viết lý do chọn đề tài luận văn
Khi viết lí do chọn đề tài phải đảm bảo được 3 nội dung:
– Vai trò/ tầm quan trọng của đề tài
– Những bất cập/hạn chế của đề tài
– Những bất cập/hạn chế liên quan đến đề tài của địa phương/ cơ quan/đơn vị.
Khi bạn quá nhàm chán với cách lối dẫn dắt vấn đề trực tiếp, bạn có thể tham khảo một số cách viết lý do chọn đề tài dưới đây:
– Bắt đầu với một ví dụ: Trước khi đi vào giải quyết chi tiết của vấn đề quan trọng, bạn có thể đưa ra một ví dụ cụ thể liên quan đến đề tài bạn chọn, hay trích dẫn một lời nói hay, thực sự ý nghĩa.
– Bạn cũng có thế bắt đầu bằng một vài thông tin không xuất hiện trong bài viết, nhưng nó lại liên quan đến đề tài để người xem có thể hiểu luận điểm của bạn. Thông tin này có thể là tài liệu/bài nghiên cứu có liên quan, bối cảnh lịch sử hoặc một vài dữ liệu thực tế để thiết lập “tâm trạng”.
– Xây dựng một luận điểm độc đáo, gây tranh cãi. Luận điểm là trọng tâm của toàn bộ bài luận. Nó là lý lẽ hoặc là tiêu điểm của bạn. Luận điểm tốt nhất là luận điểm cụ thể. Nó không chỉ nói lên quan điểm của bạn về vấn đề mà còn giúp người xem hiểu được bạn đang muốn nói gì.
– Bạn cũng có thể thêm câu văn chuyển tiếp vào phần lời mở đầu để gói gọn mọi thứ. Luận điểm của bạn sẽ là câu văn cuối cùng như vậy sự chuyển tiếp sẽ khá tự nhiên. Một câu văn ngắn gọn, dễ hiểu sẽ là cách tuyệt vời để khởi đầu cho bài luận của bạn và duy trì sự chú ý của đọc giả.
Hiện tại, Luận Văn 24 đang cung cấp dịch vụ
làm thuê báo cáo thực tập tại hà nội,
nhận làm thuê assignment ,
dịch vụ chạy spss ,
viết tiểu luận thuê chuyên nghiệp nhất thị trường. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ từ A-Z.
2. Mẫu lý do chọn đề tài
Mẫu lý do chọn đề tài về chính sách tạo việc làm cho sinh viên
Tình trạng sinh viên ra trường không có việc làm đã và đang là vấn đề nan giải trong nhiều năm nay. Theo thống kê, trong 3 năm, từ năm 2009 đến năm 2012, có gần 400.000 sinh viên cao đẳng và khoảng 500.000 sinh viên đại học tốt nghiệp các hệ đào tạo, trong đó đào tạo chính quy chiếm khoảng 65%. Tính đến cuối năm 2012, trong tổng số 984.000 người thất nghiệp, có 55.400 người tình độ cao đẳng (5,4%) và 111.100 người có trình độ đại học trở lên (11,3%).
Theo Bản tin cập nhật thị trường lao động số 5 – quý I năm 2015, trong quí I năm 2015, cả nước có 177 nghìn người có trình độ từ đại học trở lên thất nghiệp, tăng 12.100 người so với quí IV năm 2014; số lao động thất nghiệp có trình độ cao đẳng là 100.600 người tăng 25.900 người so với quí IV năm 2014.
Mặt khác, còn khá phổ biến hiện tượng sinh viên không thất nghiệp nhưng lại “thất nghề”, đó là trong số sinh viên ra trường kiếm được việc làm thì có nhiều sinh viên phải làm những công việc tạm thời, không đúng chuyên ngành đào tạo. Thực trạng này tạo nên những tâm lý tiêu cực cho sinh viên, thậm chí cả những sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp cũng mang tâm lý lo lắng về việc làm của mình sau khi rời ghế giảng đường.
Với kiến thức được đào tạo, lực lượng sinh viên là nguồn nhân lực quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, tình trạng sinh viên sau những năm học hành vất vả, tích lũy kiến thức phải chấp nhận một công việc không đúng với chuyên ngành mình được học, thậm chí có những sinh viên chẳng sử dụng một chút kiến thức nào đã được trang bị trong những năm học ở trường. Việc sinh viên học chuyên ngành này lại đi làm một chuyên ngành khác là một thực tế đang diễn ra khá phổ biến trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Tình trạng sinh viên ra trường làm việc không đúng ngành nghề được đào tạo đã gây lãng phí nguồn tri thức trẻ đang là nỗi lo của toàn xã hội và một mặt làm lãng phí thời gian, công sức và vật chất của sinh viên cùng gia đình họ; mặt khác làm lãng phí nguồn lao động có tri thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặt khác, với những sinh viên tìm được việc làm đúng chuyên ngành đào tạo thì việc đáp ứng yêu cầu của người sử dụng cũng đang là những thách thức không nhỏ.
Thành phố Hà Nội là một trong những nơi có nhiều sinh viên sau khi ra trường ở lại tìm việc làm. Việc nghiên cứu đánh giá thực trạng vấn đề việc làm và chính sách tạo việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp tại Hà Nội là hết sức cần thiết và là một trong những căn cứ để đề xuất các giải pháp góp phần giải quyết vấn đề việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trẻ trong xây dựng và phát triển đất nước.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài “Chính sách tạo việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp tại Hà Nội” để thực hiện luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế của mình.
Mẫu lý do chọn đề tài về phân tích chi phí kinh doanh
Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp không ngừng chạy đua trên con đường tìm kiếm được lợi nhuận siêu ngạch. Và để thực hiện được điều đó, một giải pháp mà hầu như công ty nào cũng sử dụng và đặt lên hàng đầu đó chính là cắt giảm chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất là yếu tố vô cùng quan trọng, tỷ lệ nghịch với lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể nhận được sau một chu kỳ kinh doanh. Có nghĩa là chi phí càng thấp thì lợi nhuận càng cao, công ty sẽ càng vững mạnh về tài chính, có điều kiện mở rộng về quy mô đồng thời tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Ngược lại khi chi phí quá cao trong khi doanh thu lại thấp không thể bù lại được phần chi phí bỏ ra, điều này làm cho lợi nhuận thu về của công ty thấp làm cho công ty suy giảm về năng lực tài chính rất dễ dẫn đến tình trạng lỗ, thậm chí là phá sản.
Hiện nay với sức ép quá lớn về cạnh tranh, các doanh nghiệp đua nhau tìm mọi cách để giảm chi phí sản xuất kinh doanh như nâng cao năng suất sản xuất, nâng cao trình độ tay nghề của nhân viên, lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu ổn định với giá tốt nhất, hoàn thiện và nâng cao công đoạn bảo quản nguyên vật liệu và thành phẩm,…
Đối với ngành sản xuất Bia ở Việt Nam cũng vậy, chỉ nói riêng các hãng Bia sản xuất trong nước thôi cũng đã có sự cạnh tranh gay gắt rồi. Thêm vào đó là thời kỳ hội nhập mở cửa còn có rất nhiều hãng bia nổi tiếng của các hãng lớn tham chiến trên thị trường Việt Nam. Điều này cũng không hề khó hiểu bởi vì Việt Nam thực sự là một thị trường béo bở của các hãng Bia khi luôn đoạt top quốc gia có lượng tiêu thụ Bia lớn nhất thế giới.
Vốn là một đơn vị sản xuất và phân phối bia lớn mạnh của Việt Nam, Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Nghệ Tĩnh luôn không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng người lao động cũng như phong cách quản lý lãnh đạo của cấp trên,… một mặt là để mang đến những sản phẩm chất lượng nhất mặt khác là để góp phần cắt giảm tối đa chi phí sản xuất kinh doanh từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận.
Để việc tiến hành cắt giảm chi phí hiệu quả bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải tiến hành kiểm tra, phân tích chi phí sản xuất kinh doanh sau một chu kỳ sản xuất để tìm ra đâu là nguyên nhân làm tăng chi phí cũng như yếu tố nào giúp doanh nghiệp làm giảm chi phí từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp hơn.
Nhận thấy việc phân tích chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Nghệ Tĩnh là vô cùng cần thiết và quan trọng đặc biệt là trong bối cảnh thị trường như hiện nay, chính vì vậy, em quyết định lựa chọn đề tài: “Phân tích chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Nghệ Tĩnh” để tiến hành nghiên cứu chuyên sâu hơn.
Mẫu lý do chọn đề tài về quản trị bán hàng
Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan trong tiến trình toàn cầu hóa nền kinh tế, mỗi quốc gia dù lớn hay nhỏ không thể không tham gia vào tiến trình này. Đất nước ta cũng đã và đang tham gia vào quá trình hội nhập, đến nay chúng ta đã đạt được những tiến bộ về kinh tế – xã hội rất quan trọng. Cuộc sống của người dân Việt Nam ngày một nâng cao, nhu cầu mọi mặt của con người ngày càng tăng thêm… Có được như vậy là do Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ hướng đi, chính sách cho riêng mình bằng công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước tiến nhanh lên xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, còn có sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp đang tồn tại và hoạt động trên thị trường nói chung và các doanh nghiệp thương mại nói riêng. Đối tượng kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại là hàng hóa và hoạt động kinh doanh chủ yếu là hoạt động bán hàng.
Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt hiện nay, các doanh nghiệp không ngừng vươn lên để tồn tại và khẳng định vị trí của mình trên thương trường. Muốn làm được điều này, bản thân mỗi doanh nghiệp phải quyết định hiệu quả kinh doanh của mình và hiệu quả kinh doanh gắn liền với kết quả bán hàng. Thông qua kết quả tiêu thụ, doanh nghiệp có thể thấy được hiệu quả kinh doanh của mình, từ đó có những quyết định đúng đắn nhằm nâng cao các hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Qua những vấn đề trên, ta thấy được tầm quan trọng trong công tác Quản trị bán hàng của các doanh nghiệp thương mại. Chính vì vậy mà trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển thì công tác quản trị bán hàng đòi hỏi phải được thay đổi hướng tới một cách chuyên nghiệp để phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế cũng như sự tồn tại của doanh nghiệp.
Với những lý do đó, tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại Doanh nghiệp Thịnh Phát” làm luận văn tốt nghiệp cho chương trình Cao học của mình, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Thịnh Phát nói riêng và giải quyết những vấn đề đặt ra trong công tác quản trị bán hàng ở các doanh nghiệp thương mại nói chung.
#LV24 , #luan_van_24 , #luận_văn_24 , #dịch_vụ_chỉnh_sửa_luận_văn , #làm_đồ_án_thuê , #thuê_làm_khóa_luận_tốt_nghiệp , #viết_thuê_luận_án_tiến_sĩ
Xem thêm:
https://luanvan24.com/cach-viet-ly-do-chon-de-tai-luan-van-kinh-te-ke-toan/
Nhận xét
Đăng nhận xét