Trình bày báo cáo thực tập tốt nghiệp như thế nào để đạt điểm cao?
1. Cấu trúc báo cáo
Đối với đề tài có nội dung gắn liền với đơn vị thực tập thì kết cầu của bài báo cáo thực tập bao gồm
Trang bìa (xem mẫu kèm theo).
Trang bìa trong (trình bày giống trang bìa)
Trang “Xác nhận của nơi thực tập” (hoặc của giảng viên hướng dẫn nếu thực tập tại trường) (không đánh số trang, xem mẫu kèm theo)
Trang “Lời mở đầu” (không đánh số trang, xem mẫu kèm theo)
Viết ngắn gọn giới thiệu về nội dung thực tập.
Trang “Mục lục” (không đánh số trang, xem mẫu kèm theo)
Trang “Danh mục các bảng biểu, sơ đồ, hình”,.. (không đánh số trang, xem mẫu kèm theo)
Các trang nội dung.
Các trang Phụ lục
Trang “Tài liệu tham khảo” (xem mẫu kèm theo)
2. Cách thể hiện báo cáo (xem các mẫu kèm theo)
Khổ giấy A4
Bìa là loại giấy cứng khổ giấy A4, màu xanh, không sử dụng bìa thơm.
Viết theo chương, mục, các tiểu mục,
Mỗi trang được trình bày theo quy định (xem mẫu kèm theo),
Chữ viết ở các trang của báo cáo là size 13, Font Unicode Times New Roman, không được dùng các kiểu chữ dạng thư pháp.
Giãn dòng một đoạn văn: 1.3. Before, After: 6pt. Thụt đầu dòng đầu tiên của đoạn văn: 1.25 cm. Đoạn văn được canh đều 2 bên.
Bắt đầu đánh số trang từ trang đầu tiên của chương 1.
Không được trích các câu tục ngữ, thành ngữ, sử dụng các hoa văn, hình vẽ để trang trí hoặc làm đề dẫn ở đầu mỗi trang, mỗi chương, mục,…,
Các chú thích phải đánh số và viết ghi chú ở cuối mỗi trang.
Hạn chế viết tắt, nếu phải viết tắt phải mở ngoặc và đóng ngoặc (…) để giải nghĩa ngay từ các chữ viết tắt đầu tiên, sau đó liệt kê thành trang, đưa vào sau các trang Danh mục các Bảng biểu, sơ đồ, hình,…
Cách đánh số các chương mục, tiểu mục phải theo quy định (xem mẫu kèm theo).
Thực hiện mục lục tự động.
Độ dài báo khoảng 25-30 trang (không bắt buộc, có thể nhiều hơn)
3. Nội dung của các chương mục trong báo cáo
(Ghi chú, bố cục nội dung sau đây mang tính hướng dẫn, sinh viên cần trao đổi cụ thể với GVHD về bố cục báo cáo thực tập)
Đối với thực tập tại cơ sở thực tập:
Chương 1: Giới thiệu về công ty thực tập
Giới thiệu về công ty, quy mô, chức năng, mô hình hoạt động, các công nghệ được sử dụng, các sản phẩm đã đạt được.
Nếu nội dung thực tập sẽ tham gia: một công đoạn nào đó trong quy trình hoạt động của công ty mà sinh viên trực tiếp tham gia thực tập.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Trình bày tóm tắt cơ sở lý thuyết liên quan đến nội dung thực tập.
Chương 3: Nội dung và kết quả thực tập: Với mỗi công đoạn tham gia thực tập
Mô tả nội dung vấn đề và phương pháp, trình tự các bước giải quyết vấn đề.
Trình bày sản phẩm đạt được, tùy theo chuyên môn thực tập có thể có các sản phẩm sau:
Các mô hình, sơ đồ thiết kế.
Các giao diện phần mềm, module xử lý trong phần mềm.
Kết quả cài đặt các hệ thống mạng, máy chủ …
Chương 4: Kết luận
Trình bày các kiến thức và kỹ năng học tập được trong quá trình thực tập.
Đối với thực tập tại trường:
Chương 1: Tổng quan:
Nêu nội dung vấn đề cần giải quyết.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết:
Trình bày tóm tắt cơ sở lý thuyết liên quan đến nội dung thực tập.
Chương 3: Nội dung và kết quả thực tập:
Mô tả nội dung vấn đề và phương pháp, trình tự các bước giải quyết vấn đề.
Trình bày sản phẩm đạt được, tùy theo chuyên môn thực tập có thể có các sản phẩm sau:
Các mô hình, sơ đồ thiết kế.
Các giao diện phần mềm, module xử lý trong phần mềm.
Kết quả cài đặt các hệ thống mạng, máy chủ …
Chương 4: Kết luận:
Trình bày các kiến thức và kỹ năng học tập được trong quá trình thực tập.
4. Tài liệu tham khảo
Danh mục tài liệu tham khảo là một phần không thể thiếu trong các báo cáo khoa học. Phần tài liệu tham khảo có thể trình bày theo mẫu sau, mỗi tài liệu tham khảo được trình bày trong một đoạn (paragraph) bao gồm:
Số thứ tự tài liệu đặt trong cặp dấu ngoặc vuông, ví dụ [1], [2]… Sắp xếp theo mức độ tham khảo, tài liệu nào được tham khảo nhiều hơn sẽ được liệt kê trước. Trong báo cáo nếu có trích dẫn tài liệu tham khảo thì cần phải để số thứ tự của tài liệu tham khảo ngay sau câu trích dẫn. Ví dụ “Cấu trúc dữ liệu + Giải thuật = Chương trình” [10].
Tên tác giả hoặc các tác giả, thường được in đậm.
Tên tài liệu thường được in nghiêng.
Tên nhà xuất bản, năm xuất bản.
Địa chỉ Website nếu có.
Ví dụ:
[1] Đinh Mạnh Tường. Cấu trúc dữ liệu & Thuật toán. Chương 1 và 8. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Hà nội, 2001.
[2] Aho A.V. , Hopcroft J.E. and Ullman J.D. Data Structures and Algorithms. Pages: 200-345. Addison-Wesley. London, 1983.
5. Cách viết báo cáo thực tập ngành kế toán
Phần mở đầu
Trang bìa
Trang phụ bìa
Nhận xét của đơn vị thực tập
Danh mục các từ viết tắt
Danh sách bảng biểu
Danh sách các đồ thị, sơ đồ
Mục lục
Lời mở đầu. Nội dung bao gồm:
+ Đặt vấn đề, tầm quan trọng, ý nghĩa của đề tài
+ Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài
+ Phương pháp thực hiện đề tài
+ Phạm vi của đề tài
+ Kết cấu các chương của đề tài. Lưu ý phần kết cấu của đề tài có thể từ 3 đến 4 chương tùy theo nội dung của đề tài được chọn. Kết cấu sau đây trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận (Liên quan đến đề tài nghiên cứu)
Ví dụ: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Nội dung bao gồm:
+ Tóm tắt, hệ thống hóa một cách súc tích các nền tảng lý luận đến đề tài (lý thuyết đã học, giáo trình, các văn bản pháp quy,…)
+ Tóm tắt các công trình liên quan đến vấn đề nghiên cứu đã được thực hiện
+ Lưu ý trong phần này đó là không sao chép nguyên văn trong tài liệu và phải tuân thủ các quy định về trích dẫn, tham chiếu và sử dụng tài liệu tham khảo.
+ Chương này có độ dài không quá 15 trang
Chương 2: Thực trạng của đề tài nghiên cứu tại đơn vị
Ví dụ: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty ABC
Phần 1: Giới thiệu khái quát về đơn vị thực tập
Nội dung bao gồm:
+ Tóm lược quá trình hình thành và phát triển
+ Chức năng và lĩnh vực hoạt động
+ Tổ chức sản xuất kinh doanh
+ Tổ chức quản lý của đơn vị
+ Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị
+ Chiến lược, phương hướng phát triển của đơn vị
+ Các nội dung khác tùy theo lĩnh vực của đề tài
+ Phần này có độ dài không quá 10 trang
Phần 2: Thực trạng của đề tài nghiên cứu tại doanh nghiệp
Nội dung bao gồm:
+ Mô tả, phản ánh tình hình thực tế liên quan đến đề tài tại đơn vị
+ Phân tích, đánh giá tình hình thực tế tại đơn vị
+ Phần này có độ dài không quá 15 trang
Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện vấn đề đang nghiên cứu
Ví dụ: Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty ABC
Nội dung bao gồm:
+ Nhận xét, đánh giá: So sánh giữa lý thuyết và thực tiễn ở đơn vị để trình bày các ưu điểm, nhược điểm.
+ Các giải pháp: Đưa ra các ý kiến liên quan đến vấn đề nghiên cứu để đề xuất đơn vị hoàn thiện.
+ Chương này có độ dài khoảng 10 đến 15 trang
Kết luận: Tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài (1 trang)
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
Bố cục của chuyên đề: Nội dung chính của chuyên đề từ “Mở đầu” cho đến “Kết luận” khoảng 60 trang (không kể các trang sơ đồ, bảng biểu, phụ lục). Phân bố độ dài các chương tương đối đồng đều.
#luan_van_24 , #
dịch_vụ_làm_thuê_báo_cáo_thực_tập
Xem thêm:
https://luanvan24.com/chi-tiet-trinh-bay-bao-cao-thuc-tap-tot-nghiep-de-dat-diem-cao/
Nhận xét
Đăng nhận xét